Cách xem số Đăng ký


Danh mục kiểm tra “Thực hành tốt nhà thuốc – GPP” có quy định nội dung: Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế để khu vực riêng, không ảnh hưởng đến thuốc. Mức phạt tiền đối với cơ sở bán lẻ có hành vi vi phạm Để lẫn sản phẩm không phải là thuốc cùng với thuốc được quy định từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tại điểm b, khoản 1, điều 42, mục 3, Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Trong quá trình kiểm tra thực hiện GPP, tồn tại mà các nhà thuốc hay mắc phải là “sắp xếp lẫn lộn thuốc và các sản phẩm không phải là thuốc” do nhân viên thường căn cứ vào mục đích sử dụng hoặc công dụng để phân loại việc sắp xếp. Ví dụ: dầu gội, dung dịch vệ sinh phụ nữ, dung dịch xịt mũi…

Để sắp xếp thuốc và các sản phẩm không phải là thuốc (thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế) đúng theo quy định, dược sĩ quản lý chuyên môn và nhân viên nhà thuốc phải nắm rõ căn cứ để nhận biết thuốc. Thuốc phải được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Công ty sản xuất và công ty đăng ký có thuốc lưu hành phải in số đăng ký lên nhãn thuốc.

Hiện nay ký hiệu số đăng ký thuốc thường gặp bao gồm: (yy là năm cấp số đăng ký)

VD-…-yy : thuốc sản xuất trong nước
VN-…-yy : thuốc nước ngoài
V…-H12-yy : thuốc từ dược liệu sản xuất trong nước
VS-…-yy : thuốc dùng ngoài sản xuất trong nước
VN2-…-yy
VN3-…-yy
GC-…-yy : thuốc sản xuất gia công
QLĐB-…-yy : các thuốc quản lý đặc biệt

Trước khi sắp xếp sản phẩm lên kệ, nhân viên nhà thuốc phải kiểm tra số đăng ký trên nhãn. Nếu có các ký hiệu như trên thì được phân loại là thuốc. Các sản phẩm không có số đăng ký thì để khu vực riêng, tách biệt với thuốc.

_________________________________________________


Theo quy định về Thực hành tốt Nhà thuốc – GPP, Nhà thuốc cần phân loại và sắp xếp các hàng hóa đúng cách, Dược sĩ có thể căn cứ vào số đăng ký để nhận biệt và phân loại chính xác.

Ở bài viết trước, chúng tôi đã hướng dẫn cách phân biệt thuốc và sản phẩm chức năng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách nhận biết sản phẩm là mỹ phẩm, hàng tiêu dùng và gia dụng Y tế.

Cách nhận biết sản phẩm là mỹ phẩm.

Số đăng ký trên hộp là số công bố mỹ phẩm (SCBMP) có định dạng như sau: Số được cấp/năm cấp/CBMP-QLD (hoặc CBMP-HCM; CBMP-CT… đây là ký hiệu nơi cấp số công bố).

VD: Số CBMP: 100/13/CBMP-CT (mỹ phẩm có số thứ tự được cấp là 100, cấp năm 2013 và nơi cấp là Sở Y tế Cần Thơ).

100/13/CBMP-HCM
100/13/CBMP-CT
XXX/XX/QLD-MP
XXX/XX/CBMP-QLD (Cục Quản Lý Dược)

Cách nhận biết hàng tiêu dùng – gia dụng Y tế.

– Bao cao su (tiêu chuẩn ISO:XXX-XXXX)

– Mật ong: XXXX/2012/YTHCM/CNTC (Những sản phẩm này không có dòng chữ: Thực phẩm dinh dưỡng hoặc Thực phẩm chức năng hoặc Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh)

Ví dụ: MẬT ONG THIÊN NHIÊN: XXXX/2012/YTHCM/CNTC

– Hóa chất, chế phẩm, Diệt côn trùng:

Ví dụ: Softpy VNDP-HC-092-08-13.

Remos Lavender: VNDP-HC-195-08-09

– Kẹo: (Những sản phẩm này không có câu: Thực phẩm chức năng hoặc Thực phẩm dinh dưỡng hoặc Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh)

Ví dụ: Kẹo CAP KELEPA LAUT: 924/2014/ATTP-XNCB.

Cách nhận biết thiết bị – cứu thương.

-Số đăng ký Bộ Y tế có định dạng: XXX/BYT-TB-CT

– Số đăng ký theo tiêu chuẩn VN

– Số đăng ký theo tiêu chuẩn cơ sở

Ví dụ:

Multidex gel XXX/BYT-TB-CT

Gạc rơ lưỡi:54/2012/BYT-TB-CT

Gạc: XX/2013/BYT-TB-CT

Băng rốn: TCCS: 04:2010/CS.HSP (tiêu chuẩn của Công ty)

Băng keo Milopast: 5000/TTB/BỘ Y TẾ

Băng thun Quang Minh: TC002-2003/CTLV (tiêu chuẩn của Công ty)

Gạc vaselin: HCM/02297/98.

Đối với các sản phẩm không có số đăng ký thì sắp xếp như thế nào cho đúng?

Dược sĩ có thể sắp xếp những sản phẩm này bằng cách: xếp theo công dụng,